Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

VÀI CẢM NGHĨ VỀ MÔN LÝ LUẬN VĂN HÓA

Có lẽ với nhiều anh chị trong lớp C2, môn Lý luận văn hóa là một trong những môn để lại nhiều cảm nghĩ, cả ngạc nhiên lẫn ấn tượng. Đây là một học khó. Văn hóa là vấn đề rất quen thuộc với mọi người nhưng để hiểu đầy đủ và vận dụng đúng mọi khía cạnh thì gần như là không thể. Nên trong quá trình học thấy có rất nhiều điểm mới, lý thú.
Một điểm không thể không kể là các giảng viên môn này đều giảng rất hay, dễ thương và rất... đẹp, nhất là các cô. Thầy Lưu Hoàng Chương, thầy Phan Công Khanh, thầy Bùi Quang Xuân, cô Nguyễn Oanh Kiều, cô Nguyễn Lâm Thảo Linh, cô Nguyễn Thị Kim Liên đều có kiến thức rộng, làm chủ được giờ giảng, có lắng nghe, có trao đổi, đều tỏ ra khá nghiêm khắc. Đặc biệt là các cô, còn rất trẻ nhưng đã làm chủ được kiến thức; nội dung giảng có điểm nhấn; lối giảng có lên có xuống nên dễ tiếp thu. Kể cả tranh luận - như trường hợp của cô Oanh Kiều, với một chút trao đổi khác với cách trao đổi bình thường, với anh Lê Văn Thái và kể cả tôi. Rõ ràng điều đó là tiết học sinh động, lôi cuốn, nhớ nhiều hơn, thấm sâu hơn.
Trong chuyện làm bài kiểm tra, với các môn khác mang tính "thủ tục" nhiều hơn. Nhưng với môn này thì khác hẳn: có chấm điểm, có nhận xét, có để lại ý kiến cho trưởng khoa, bài làm thì đòi hỏi nhiều chất liệu thực tiễn... Trong phần thi hết môn, đây cũng là môn duy nhất đến thời điểm này được sử dụng mọi tài liệu. Chứng tỏ các giảng viên chú trọng sự chủ động, sáng tạo, liên hệ thực tiễn của học viên, thay vì chỉ theo sách vở hoặc chép lại của tài liệu.
Vì vậy, với một số anh chị, có lẽ môn học này thu hoạch được khá nhiều điều, thay vì chỉ "cho qua".
Còn các anh chị nghĩ sao?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét