Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Trên sông Gành Hào

Ngày 28-3, đoàn đã có chuyến đi về đất Mũi, chặng đường dài 120 km, bằng ca nô cao tốc. Dưới đây là những hình ảnh trên đoạn đi qua sông Gành Hào, nơi làm cảm hứng để nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển viết nên bài Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang.

Cảnh nhộn nhịp trên bến dưới thuyền


Chợ nhộn nhịp cả dưới sông lẫn trên bờ


Dọc bờ sông, có rất nhiều bần, đước, mấm và dừa nước.


Và những hàng đáy.


Phương tiện đi lại không còn xuồng ghe chèo tay mà hầu như chỉ có vỏ lãi, tắc ráng... gắn động cơ.

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Một kỷ niệm với Cà Mau

Tối 27-3, sau buổi làm việc, Thành ủy Cà Mau mời cơm tối cả đoàn. Một bữa tối rất vui vẻ và ngon miệng. Nhưng trời bất chợt đổ mưa to, do gần cửa sông, lại ở chỗ trũng, Nhà hàng Cà Mau bị ngập cục bộ. Dù lội bì bõm nhưng ai nấy đều thấy vui, không chút phiền lòng và cho đây là kỷ niệm đáng nhớ trong chuyến đi này...







Chim Cà Mau...

Cà Mau vốn trước kia có rất nhiều sân chim. Bây giờ giảm đi nhiều. Nhưng ngay giữa lòng TP vẫn còn nhiều chim...












và cả ong nữa...

Thăm Công viên Lâm viên 19-5

Sáng 27-3, sau khi đến TP Cà Mau vài giờ, đoàn đã đến thăm Công viên Lâm viên 19-5, nơi có đền thờ Bác Hồ, mô hình nhà sàn - ao cá của Người và vườn chim tự nhiên. Dù mọi người còn hơi mệt sau chuyến hành trình xuyên đêm nhưng ai nấy đều vui vẻ, phấn khởi...












Chuyến đi thực tế tại Cà Mau

Chiều ngày 27-3, trong chuyến đi thực tế của lớp C2 tại Cà Mau, lớp đã được Thành ủy, UBND thành phố Cà Mau tiếp và cung cấp những thông tin bổ ích về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố và công tác xây dựng đảng của Đảng bộ.
Đồng chí Hồ Tấn Ngọc, Ủy viên Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND TP Cà Mau đã giới thiệu khái quát và sau đó các đồng chí lãnh đạo các ban đảng Thành ủy đã bổ sung thêm nhiều thông tin, cách làm, kinh nghiệm quý.
Dưới đây là một số hình ảnh của buổi làm việc:
Đoàn đặt thêm một số câu hỏi.


Đồng chí Hồ Tấn Ngọc trả lời thêm.

Thầy Lê Công Minh, trưởng đoàn, tặng quà lưu niệm cho Thành ủy, UBND TP Cà Mau.


Chụp ảnh lưu niệm.

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

CA DAO THỜI BAO CẤP

Lương chồng, lương vợ, lương con
Đi ba buổi chợ chỉ còn lương tâm
Lương tâm đem chặt ra hầm
Với rau muống luộc khen thầm là ngon.

----------------
Ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, làm việc bình thường

------------------
Cây đinh phải đăng ký
Trái bí cũng sắp hàng
Khoai lang cần tem phiếu
Thuốc điếu phải mua bông
Lấy chồng nên cai đẻ
Bán lẻ chạy công an
Lang thang đi cải tạo
Hết gạo ăn bo bo
Học trò không có tập... 

-------------------

Lao động là vinh quang
Lang thang là chết đói
Hay nói thì ở tù
Lù khù thì đi kinh tế mới.

----------------

Hoan hô các bác trồng cây
Mười cây chết chín, một cây gật gù
Các cháu có mắt như mù
Mười cây chết tiệt, gật gù ở đâu?

--------------------

Thi đua làm việc bằng hai
Để cho cán bộ mua đài mua xe
Thi đua làm việc bằng ba
Để cho cán bộ xây nhà lót sân

-----------------------

Bảo nắng mà trời lại mưa
Mấy thằng khí tượng đoán bừa hại tao
Trời làm một trận mưa rào
Mấy thằng khí tượng làm tao ướt rồi.

Nhất gạo nhì rau
Tam dầu tứ muối
Thịt thì đuôi đuối 
Cá biển mất mùa
Đậu phụ chua chua
Nước chấm nhạt thếch
Mì chính có đếch
Vải sợi chưa về
Săm lớp thiếu ghê
Cái gì cũng thiếu....

-----------------------------
Cán bộ cao ăn cung cấp
Cán bộ thấp ăn chợ đen
Cán bộ quen ăn cổng hậu.

Tham khảo

Đô thị Việt Nam

Theo vi.wikipedia.org
Các đô thị tại Việt Nam là những thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập.

Phân loại đô thị

Tại Việt Nam, trước đây việc phân loại đô thị thực hiện theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ[1]. Từ ngày 2 tháng 7 năm 2009, việc phân loại đô thị thực hiện theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ[2]
Tại Việt Nam hiện có 6 loại hình đô thị: loại đặc biệt và từ loại I đến loại V. Nghị định số 42/2009/NĐ-CP sử dụng số La Mã để phân loại đô thị, nhưng nhiều tài liệu vẫn dùng số Ả Rập: loại 1 đến loại 5.
Theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP, một đơn vị hành chính để được phân loại là đô thị thì phải có các tiêu chuẩn cơ bản như sau:
  1. Có chức năng đô thị: là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định.
  2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt 4 nghìn người trở lên.
  3. Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị, riêng đối với thị trấn thì căn cứ theo các khu phố xây dựng tập trung.
  4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị, khu vực xây dựng tập trung) phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động.
  5. Đạt được các yêu cầu về hệ thống công trình hạ tầng đô thị (gồm hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật).
  6. Đạt được các yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan đô thị.
Đối với các đô thị ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì các tiêu chí đánh giá được nới lỏng hơn: quy mô dân số và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 50% tiêu chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải bảo đảm tối thiểu 70% mức tiêu chuẩn quy định so với các loại đô thị tương đương. Đối với một số đô thị có tính chất đặc thù, tiêu chuẩn về quy mô dân số và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 60% tiêu chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải đạt quy định so với các loại đô thị tương đương và bảo đảm phù hợp với tính chất đặc thù của mỗi đô thị.

Đô thị loại đặc biệt

Đô thị loại đặc biệt, trong cách phân loại theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP, là các đô thị:
  1. Giữ vai trò "trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước".
  2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 5 triệu người trở lên.
  3. Mật độ dân số nội đô bình quân từ 15.000 người/km² trở lên.
  4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động ở khu vực nội đô từ 90% trở lên.
  5. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh.
Hiện ở Việt Nam có hai thành phố được chính phủ xếp loại đô thị đặc biệt là thủ đô Hà Nộithành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Hải Phòng cũng đang được xem xét là đô thị loại đặc biệt vào năm 2020, muộn nhất là 2025. Để hỗ trợ chính quyền hai thành phố này hoàn thành chức năng của đô thị loại đặc biệt, Chính phủ cho Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hưởng một số cơ chế tài chính-ngân sách đặc thù[3].

Đô thị loại I

Đô thị loại I, trong cách phân loại đô thị ở Việt Nam, là những đô thị giữ vai trò trung tâm quốc gia hoặc trung tâm vùng lãnh thổ liên tỉnh. Tiêu chí xác định thành phố là đô thị loại I gồm:
  1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước.
  2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 1 triệu người trở lên đối với đô thị trực thuộc trung ương và từ 500 nghìn người trở lên đối với đô thị trực thuộc tỉnh.
  3. Mật độ dân số nội đô bình quân từ 12.000 người/km² trở lên đối với đô thị trực thuộc trung ương và từ 10.000 người/km² trở lên đối với đô thị trực thuộc tỉnh.
  4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động ở khu vực nội đô từ 85% trở lên.
  5. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh.
Hiện ở Việt Nam có 3 thành phố trực thuộc trung ương là đô thị loại I, gồm: Hải Phòng, Đà NẵngCần Thơ. 8 thành phố trực thuộc tỉnh là đô thị loại I, gồm: Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Thái NguyênNam Định.
Hải Phòng là đô thị trung tâm của vùng duyên hải Bắc Bộ, Đà Nẵng là đô thị trung tâm của miền Trung, Cần Thơ là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Thái Nguyên là trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc. Nam Định là trung tâm của vùng Nam đồng bằng sông Hồng. VinhHuế là hai trung tâm của Bắc Trung Bộ. Đà LạtBuôn Ma Thuột là hai trung tâm của khu vực Tây Nguyên. Nha TrangQuy Nhơn là hai trung tâm của Duyên hải Nam Trung Bộ.

Đô thị loại II

Đô thị loại II phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
  1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước.
  2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 800 nghìn người trở lên đối với đô thị trực thuộc trung ương và từ 300 nghìn người trở lên đối với đô thị trực thuộc tỉnh.
  3. Mật độ dân số nội đô bình quân từ 10.000 người/km² trở lên đối với đô thị trực thuộc trung ương và từ 8.000 người/km² trở lên đối với đô thị trực thuộc tỉnh.
  4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động ở nội đô từ 80% trở lên.
  5. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh.
Hiện nay có 11 thành phố trực thuộc tỉnh là đô thị loại II gồm: Biên Hòa; Hạ Long; Vũng Tàu; Việt Trì; Hải Dương; Thanh Hóa; Mỹ Tho; Long Xuyên; Pleiku; Phan Thiết; Cà Mau.
Trong số 11 Đô thị loại II trên, Theo dự thảo chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2011-2020 được Bộ Xây dựng trình Thủ tướng, có 4 đô thị sẽ được nâng lên loại I là: Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu), Hạ Long (Quảng Ninh), Thanh Hóa (Thanh Hóa), Việt Trì (Phú Thọ); đưa tổng đô thị loại I cả nước lên 15 đô thị.[4]
Quyền quyết định công nhận đô thị loại đặc biệt, loại Iloại II thuộc về thủ tướng chính phủ Việt Nam.[5]

Đô thị loại III

Đô thị loại III phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
  1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh;
  2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 150 nghìn người trở lên.
  3. Mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị từ 6.000 người/km² trở lên.
  4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động nội đô từ 75% trở lên;
  5. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;
Đô thị loại III có thể là một thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh. Tại thời điểm 7/8/2010, Việt Nam có 32 đô thị loại III. Đến 1/10/2010, Việt Nam có 35 đô thị loại III. Đến 9/2011 có 37 đô thị loại III.
Trong số 37 Đô thị loại III trên, Theo dự thảo chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2011-2020 được Bộ Xây dựng trình Thủ tướng, có 15 đô thị loại III sẽ được nâng lên thành đô thị loại II, gồm Lào Cai (Lào Cai), Điện Biên Phủ (Điện Biên), Lạng Sơn (Lạng Sơn), Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), Móng Cái, Cẩm Phả (Quảng Ninh), Thái Bình (Thái Bình), Ninh Bình (Ninh Bình), Đồng Hới (Quảng Bình), Tuy Hòa (Phú Yên), Quảng Ngãi (Quảng Ngãi), Rạch Giá (Kiên Giang), Vị Thanh (Hậu Giang), Sóc Trăng (Sóc Trăng), Thủ Dầu Một (Bình Dương); đưa tổng đô thị loại II của Việt Nam lên 12-27 đô thị.[6]

Đô thị loại IV

Đô thị loại IV phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:
  1. Chức năng đô thị: là trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính, khoa học – kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu của một vùng trong tỉnh hoặc một tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với một tỉnh.
  2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 50 nghìn người trở lên.
  3. Mật độ dân số khu vực nội thị từ 4.000 người/km² trở lên.
  4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị tối thiểu đạt 70% so với tổng số lao động.
  5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị đạt các tiêu chí quy định
  6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị từng bước được thực hiện theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị.
Các đô thị loại IV có thể là thị xã hoặc thị trấn.
Quyền quyết định đô thị loại III và loại IV thuộc về Bộ Xây dựng Việt Nam xem xét, thẩm định và quyết định công nhận.[7]

Đô thị loại V

Đô thị loại V phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:
  1. Chức năng đô thị: là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về kinh tế, hành chính, văn hóa, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hoặc một cụm xã.
  2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 4 nghìn người trở lên.
  3. Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km² trở lên.
  4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu phố xây dựng tối thiểu đạt 65% so với tổng số lao động.
  5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị: từng mặt đã hoặc đang được xây dựng tiến tới đồng bộ.
  6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị từng bước được thực hiện theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị.
Các đô thị loại V là thị trấn.
Quyền quyết định công nhận đô thị loại V thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.[8]

Chú thích

  1. ^ Dự kiến nâng hạng 123 đô thị, Hoàng Vân, Báo Pháp Luật, 26/09/2011
  2. ^ Nghị định 42/2009/NĐ-CP, chương III, điều 17, tiểu mục 1 và 2
  3. ^ Dự kiến nâng hạng 123 đô thị, Hoàng Vân, Báo Pháp Luật, 26/09/2011
  4. ^ Nghị định 42/2009/NĐ-CP, chương III, điều 17, tiểu mục 3
  5. ^ Nghị định 42/2009/NĐ-CP, chương III, điều 18, tiểu mục 2

Tham khảo