Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

CHÚC MỪNG NĂM MỚI!

Công thức nấu món đêm 30 tết:
- Lấy toàn thể 12 tháng trong năm đem rửa sạch mùi cay đắng, ghen tị, thù oán… rồi để cho ráo nước.
- Tuần tự cắt mỗi tháng ra 28, 30, hay 31 phần.
- Trộn đều với: Một chút tin yêu - Một chút kiên nhẫn - Một chút can đảm - Một chút cố gắng - Một chút hy vọng - Một chút trung thành.
- Ướp thêm gia vị: lạc quan, tự tin và hài hước.
- Rồi đem ngâm một lát trong dung dịch “những điều tâm niệm của riêng mình”.
- Vớt ra, xay nhỏ, đổ tất cả vào “nồi yêu thương” và nấu với "lửa vui mừng”.
- Đem ra ăn với “nụ cười” trong chén “bao dung”.

CHÚC MỪNG NĂM MỚI!

Chúc năm mới:
- Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn bạn được ngọt ngào.
- Vừa đủ THỬ THÁCH để giữ bạn luôn kiên nhẫn.
- Vừa đủ MUỘN PHIỀN để giữ bạn thật sự tỉnh táo.
- Vừa đủ HY VỌNG để cho bạn được hạnh phúc.
- Vừa đủ THẤT BẠI để bạn mãi khiêm nhường.
- Vừa đủ THÀNH CÔNG để giữ bạn mãi nhiệt tâm.
- Vừa đủ BẠN BÈ để bạn được an ủi.
- Vừa đủ VẬT CHẤT để đáp ứng các nhu cầu vật chất của bạn.
- Vừa đủ NHIỆT TÌNH để bạn cho đời thêm hân hoan.
- Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan những thất vọng.
CHÚC MỌI ĐIỀU TỐT LÀNH!

CHÚC MỪNG NĂM MỚI!

Chúc toàn thể các anh chị lớp C2 và gia quyến năm mới tràn đầy sức khỏe, trí lực dồi dào, gia đình hạnh phúc, thành công trong cuộc sống và sự nghiệp!

Xin gửi những câu chúc vui tươi, dí dỏm vừa sưu tầm được:
CUNG kính mời nhau chén rượu nồng
CHÚC mừng năm đến, tiễn năm xong
TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ
XUÂN mới tài danh khởi thỏa lòng
VẠN chuyện lo toan thay đổi hết
SỰ gì bế tắc thảy hanh thông
NHƯ anh, như chị, bằng bè bạn
Ý nguyện trọn đời đẹp ước mong
*****************************
╔╗╔╗╔══╗╔══╗╔══╗� �╗╔╗
║╚╝║║══║║══║║══║� �╚╝║
║╔╗║║╔╗║║╔═╝║╔═╝� �═╗║
╚╝╚╝╚╝╚╝╚╝ • N E W Y E A R 2 0 1 2
*****************************


Năm mới là thời gian của gia đình, của hạnh phúc, của những lời chúc phúc. Hãy dành tặng cho người thân và bạn bè những lời chúc đặc biệt nhất. Những lời chúc hay, dí dỏm và độc đáo sẽ làm cho người được chúc cảm thấy vui vẻ hơn, thoải mái hơn và ấm áp hơn khi mùa xuân về!

1. Kính chúc mọi người một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc!!! Vui trong sức khoẻ, trẻ trong tâm hồn, khôn trong lý tưởng, trưởng thành trong… tất cả mọi lĩnh vực…

2. Chúc mọi người khoẻ như hổ, sống lâu như rùa, mắt tinh như đại bàng, nhanh nhẹn như thỏ, tinh ranh như cáo, ăn nhiều như … heo, mau ăn chóng nhớn, tiền vô như nước, phúc lộc nhiều như dịch châu chấu tràn về.

3. Mùa xuân xin chúc - Khúc ca an bình - Năm mới phát tài - Vạn sự như ý - Già trẻ lớn bé - Đầy ắp tiếng cười - Trên mặt ngời ngời - Tràn đầy hạnh phúc - Xuân đến hy vọng - Ấm no mọi nhà - Kính chúc ông bà - Sống lâu trăm tuổi - Kính chúc ba mẹ - Sức khoẻ dồi dào - Đôi lứa yêu nhau - Càng thêm nồng ấm - Các em bé nhỏ - Học giỏi chăm ngoan - Chúc Tết mọi người - Năm mới hoan hỉ - Gặp nhiều niềm vui…

4. “Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều. Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu. Gia đình hạnh phúc bè bạn quý. Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều”

5. Mùa Xuân này có nhiều người hỏi thăm và muốn ghé đến nhà bạn. Họ tên là Hạnh phúc, May mắn và Thịnh Vượng. Hãy mở cửa đón chào họ nhé!

6. Sang năm mới chúc mọi người có một bầu trời sức khoẻ, một biển cả tình thương, một đại dương tình cảm, một điệp khúc tình yêu, một người yêu chung thủy, một tình bạn mênh mông, một gia đình thịnh vượng. Chúc các bà, các ông, các cô, các chú, các chị, các anh sang năm mới vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, làm việc như thơ, đời vui như nhạc, coi tiền như rác, coi bạc như rơm, chung thủy với cơm và sắc son với phở.

7. Chúc mừng năm mới. Chúc 365 ngày hạnh phúc 52 tuần như ý 12 tháng an vui 8.760 giờ thoải mái 52.600 phút may mắn và 1 Năm mới an khang thịnh vượng - phát tài phát lộc.
8. Năm mới Tết đến. Rước hên vào nhà. Quà cáp bao la. Mọi nhà no đủ. Vàng bạc đầy hũ. Gia chủ phát tài. Già trẻ gái trai. Sum vầy hạnh phúc. Cầu tài chúc phúc. Lộc đến quanh năm. An khang thịnh vượng.

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

VÀI CẢM NGHĨ VỀ MÔN LÝ LUẬN VĂN HÓA

Có lẽ với nhiều anh chị trong lớp C2, môn Lý luận văn hóa là một trong những môn để lại nhiều cảm nghĩ, cả ngạc nhiên lẫn ấn tượng. Đây là một học khó. Văn hóa là vấn đề rất quen thuộc với mọi người nhưng để hiểu đầy đủ và vận dụng đúng mọi khía cạnh thì gần như là không thể. Nên trong quá trình học thấy có rất nhiều điểm mới, lý thú.
Một điểm không thể không kể là các giảng viên môn này đều giảng rất hay, dễ thương và rất... đẹp, nhất là các cô. Thầy Lưu Hoàng Chương, thầy Phan Công Khanh, thầy Bùi Quang Xuân, cô Nguyễn Oanh Kiều, cô Nguyễn Lâm Thảo Linh, cô Nguyễn Thị Kim Liên đều có kiến thức rộng, làm chủ được giờ giảng, có lắng nghe, có trao đổi, đều tỏ ra khá nghiêm khắc. Đặc biệt là các cô, còn rất trẻ nhưng đã làm chủ được kiến thức; nội dung giảng có điểm nhấn; lối giảng có lên có xuống nên dễ tiếp thu. Kể cả tranh luận - như trường hợp của cô Oanh Kiều, với một chút trao đổi khác với cách trao đổi bình thường, với anh Lê Văn Thái và kể cả tôi. Rõ ràng điều đó là tiết học sinh động, lôi cuốn, nhớ nhiều hơn, thấm sâu hơn.
Trong chuyện làm bài kiểm tra, với các môn khác mang tính "thủ tục" nhiều hơn. Nhưng với môn này thì khác hẳn: có chấm điểm, có nhận xét, có để lại ý kiến cho trưởng khoa, bài làm thì đòi hỏi nhiều chất liệu thực tiễn... Trong phần thi hết môn, đây cũng là môn duy nhất đến thời điểm này được sử dụng mọi tài liệu. Chứng tỏ các giảng viên chú trọng sự chủ động, sáng tạo, liên hệ thực tiễn của học viên, thay vì chỉ theo sách vở hoặc chép lại của tài liệu.
Vì vậy, với một số anh chị, có lẽ môn học này thu hoạch được khá nhiều điều, thay vì chỉ "cho qua".
Còn các anh chị nghĩ sao?

TUẦN CUỐI CÙNG VẤT VẢ!

Tuần cuối cùng, từ ngày 9 đến ngày 13-1-2012 là một tuần vất vả. Học hết 2 môn, kể cả chiều thứ ba; làm 2 bài kiểm tra và cuối cùng 2 bài thi, môn Tâm lý học lãnh đạo quản lý và Lý luận văn hóa. Mãi đến hơn 16g chiều thứ sáu mới kết thúc. Ai nấy đều mệt nhoài!
Như vậy là lớp đã kết thúc 14 môn, trong tổng số 20 môn của chương trình, trong một nửa thời gian. Nghỉ tết 2 tuần, phần việc của nửa thời gian còn lại cũng nặng nề không kém: 6 môn, trong đó có những môn rất dài và rất khó như Khoa học hành chính, Chính trị học... Và dĩ nhiên là 3 môn thi tốt nghiệp (hoặc làm đề tài) và chuyến thực tế.
Nghĩ đến chặng đường sắp tới, tự nhiên thấy nao nao. Vậy là quãng thời gian còn lại của lớp đang cạn dần. Ngày chia tay cũng chẳng còn xa...
Ai có điều gì muốn nói với bạn mình thì hãy nói đi nhé!
Vì mai này C2 chỉ còn trong kỷ niệm!
Thương quá C2 ơi!

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2012

Bài tham khảo

10 Di sản văn hóa Thế giới của Việt Nam

Ngày 1-8-2010, kỳ họp lần thứ 34 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO họp tại thủ đô Brasilia của Brazil đã biểu quyết thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản văn hóa thế giới.

Đây là sự kiện hết sức có ý nghĩa đối với Thủ đô Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung trước thềm Đại lễ kỷ niệm 1.000 Thăng Long-Hà Nội.

Việt Nam có 10 di sản thế giới được UNESCO công nhận từ trước tới nay.

1. Quần thể di tích Cố đô Huế

Cố đô Huế là kinh đô một thời của Việt Nam, nổi tiếng với một hệ thống những đền, chùa, thành quách, lăng tẩm, kiến trúc nguy nga tráng lệ gắn liền với cảnh quan thiên nhiên núi sông thơ mộng. Nằm ở bờ Bắc sông Hương, tổng thể kiến trúc của cố đô Huế được xây dựng trên một mặt bằng với diện tích hơn 500ha và được giới hạn bởi ba vòng thành theo thứ tự ngoài lớn, trong nhỏ: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành.

Ba tòa thành này được đặt lồng vào nhau, bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên.

Cố đô Huế còn là nơi lưu giữ rất nhiều những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.

Năm 1993, quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
2. Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo vì nó chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng; nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí.

Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới... cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng.

Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan. Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị độc đáo về địa chất, địa mạo.

3. Khu di tích Mỹ Sơn


Khu di tích Mỹ Sơn là khu vực đền tháp của người Chăm cổ, được học giả người Pháp M.C.Paris tìm thấy trong chuyến thám hiểm vùng Đông Nam Á vào năm 1898. Toàn bộ khu di tích nằm lọt trong thung lũng Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 68km về hướng Tây-Tây Nam.

Được khởi công từ thế kỷ 4, Mỹ Sơn là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu của dân tộc Chăm. Đây được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của đạo Hindu (Ấn Độ giáo) ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.

Năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
4. Phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An thuộc thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là một khu phố được hình thành từ thế kỷ 16-17, trước đây là thương cảng của miền Trung. Đến nay khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng quần thể di tích kiến trúc gồm nhiều loại hình như nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ kết hợp với đường giao thông ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ, mô hình phổ biến của các đô thị thương nghiệp phương Đông thời Trung đại.

Cuộc sống thường ngày của cư dân Hội An với những tập quán, sinh hoạt văn hóa lâu đời đang được duy trì một cách khá bền vững, hiện là một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị thời phong kiến.

Năm 1999, phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

5. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một khu bảo tồn thiên nhiên tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, có tổng diện tích 85.754ha. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, các loại hang động, sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, ngoài hệ thống sinh cảnh thảm rừng và động vật hoang dã, vùng này chứa đựng trong lòng nó cả một hệ thống trên 300 hang động lớn nhỏ được mệnh danh là “vương quốc hang động."

Hệ thống động Phong Nha đã được Hội nghiên cứu hang động hoàng gia Anh (BCRA) đánh giá là hang động có giá trị hàng đầu thế giới với bốn điểm nhất có các sông ngầm dài nhất, có cửa hang cao và rộng nhất, có những bờ cát rộng và đẹp nhất, có những thạch nhũ đẹp nhất.

Năm 2003, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.

6. Nhã nhạc cung đình Huế

Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được thế giới công nhận. Trong phần nhận định về nhã nhạc, Hội đồng UNESCO đánh giá Nhã nhạc Việt Nam mang ý nghĩa “âm nhạc tao nhã."

Nhã nhạc đã đề cập đến âm nhạc cung đình Việt Nam được trình diễn tại các lễ thường niên bao gồm các lễ kỷ niệm và những ngày lễ tôn giáo cũng như các sự kiện đặc biệt như lễ đăng quang, lễ tang hay những dịp đón tiếp chính thức.

Năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

7. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải dài trên năm tỉnh Tây Nguyên Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau như Êđê, Bana, Mạ…

Văn hóa cồng chiêng là loại hình nghệ thuật gắn với lịch sử văn hóa của các dân tộc thiểu số sống dọc Trường Sơn-Tây Nguyên. Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng theo cách thức riêng để chơi những bản nhạc của riêng dân tộc mình, nhất là vào dịp lễ hội, chào đón năm mới, mừng nhà mới… Trải qua bao năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên.

Năm 2005, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

8. Quan họ Bắc Ninh

Quan họ là một trong những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam; tập trung chủ yếu ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang). Nghệ thuật dân ca Quan họ được coi là đỉnh cao của nghệ thuật thi ca. Đến nay, Bắc Ninh còn gần 30 làng Quan họ gốc, với hơn 300 làn điệu dân ca Quan họ.

Hội đồng chuyên môn của UNESCO đánh giá cao giá trị văn hóa đặc biệt, tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn, kỹ thuật hát, phong cách ứng xử văn hóa, bài bản, ngôn từ và cả trang phục của loại hình nghệ thuật này.

Năm 2009, UNESCO chính thức công nhận Quan họ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

9. Ca trù

Hát ca trù (hay hát “ả đào”, hát “cô đầu”) là bộ môn nghệ thuật truyền thống của miền Bắc Việt Nam, rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hóa ở khu vực này từ thế kỷ 15. Ca trù sử dụng ba nhạc khí đặc biệt (không chỉ về cấu tạo mà còn về cách thức diễn tấu) là đàn đáy, phách và trống chầu. Về mặt văn học, ca trù làm nảy sinh một thể loại văn học độc đáo là hát nói.

Hội đồng chuyên môn của UNESCO đánh giá về ca trù: Ca trù đã trải qua một quá trình phát triển ít nhất từ thế kỷ 15 đến nay, được biểu diễn trong không gian văn hóa đa dạng gắn liền ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Ca trù thể hiện một ý thức về bản sắc và sự kế tục trong nghệ thuật biểu diễn, có tính sáng tạo, được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các tổ chức giáo phường. Mặc dù trải qua nhiều biến động lịch sử, xã hội nhưng ca trù vẫn có một sức sống riêng bởi giá trị của nghệ thuật đối với văn hóa Việt Nam.

Ngày 1/10/2009, ca trù của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

10. Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội

Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội bao gồm Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu với diện tích hơn 47.000m2 và Thành cổ Hà Nội với diện tích hơn 138.000m2, tạo thành một di sản thống nhất. Đây là minh chứng rõ nét về một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử Việt Nam trong mối quan hệ với khu vực và thế giới; là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt chiều dài lịch sử.

Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hóa trong gần một nghìn năm.

Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục dài lâu như vậy của sự phát triển chính trị, văn hóa như tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội./.

Đình Trung (TTXVN/Vietnam+)

Bài thơ

Đợi anh về

Đợi anh về (Жди меня - tiếng Nga) do nhà thơ Konstantin Simonov viết, là một trong những bài thơ nổi tiếng của Nga trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ hai. Bài thơ được sáng tác vào năm 1941 sau khi anh tạm biệt người vợ Valentina Serova để lên đường thực hiện nghĩa vụ chiến đấu nơi tiền tuyến.
Tác phẩm đã được nhà thơ Tố Hữu dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt vào khoảng năm 1949 - 1950 và đã được phổ nhạc.
Bản dịch của Tố Hữu:


Em ơi đợi anh về
Đợi anh hoài em nhé
Mưa có rơi dầm dề
Ngày có buồn lê thê
Em ơi em cứ đợi.
Dù tuyết rơi gió thổi
Dù nắng cháy em ơi
Bạn cũ có quên rồi
Đợi anh về em nhé!
Tin anh dù vắng vẻ
Lòng ai dù tái tê
Chẳng mong chi ngày về
Thì em ơi cứ đợi!

Em ơi em cứ đợi
Dù ai thương nhớ ai
Chẳng mong có ngày mai
Dù mẹ già con dại
Hết mong anh trở lại
Dù bạn viếng hồn anh
Yên nghỉ nấm mồ xanh
Nâng chén tình dốc cạn
Thì em ơi mặc bạn
Đợi anh hoài em nghe
Tin rằng anh sắp về!
Đợi anh anh lại về.
Trông chết cười ngạo nghễ.

Ai ngày xưa rơi lệ
Hẳn cho sự tình cờ
Nào có biết bao giờ
Bởi vì em ước vọng
Bời vì em trông ngóng
Tan giặc bước đường quê
Anh của em lại về.
Vì sao anh chẳng chết?
Nào bao giờ ai biết
Có gì đâu em ơi
Chỉ vì không ai người.
Biết như em chờ đợi.
 

Những chi tiết liên quan

Bản dịch Việt ngữ của Tố Hữu cũng đã được phổ nhạc và có cả cổ nhạc .

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012

CHÚC MỪNG!

Hơn 4 tháng đi học, có một số chuyện vui. Xin được chúc mừng các anh chị sau:
- Chị Nguyễn Thị Mai Thương, hoàn thành việc bảo vệ luận văn cao học ngành hành chính trong tháng 12-2011.
- Anh Võ Xuân Trà có con gái (tên là Khánh Vân).
- Đặc biệt, với anh Ngô Xuân Hoàng, đáng gọi là "song hỉ lâm môn", do anh đã bảo vệ xong luận văn cao học ngành đô thị học (vừa nhận bằng sáng nay, 9-1, cực nhanh!) vừa đón mừng thành viên mới, con gái Thủy Tiên (chắc tính sau này cho làm ca sĩ!).
Chúc các anh chị tiếp tục có những tin vui mới!
Đến giờ này, tạm tổng kết là đã có 2 người có baby (đều là con đầu lòng), đều là các anh. (Các chị chưa thấy chị nào có baby...)
Hi vọng lớp sẽ tiếp tục có thêm nhiều tin vui!

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2012

Tham khảo

Những bức họa nổi tiếng thế giới

1. Mona Lisa và nụ cười thế kỷ

Đây là bức họa nổi tiếng nhất thế giới, tác phẩm để đời của thiên tài toàn năng Leonardo Da Vinci. Có lẽ dù cho đến tận sau này đi chăng nữa, sẽ hiếm có một thiên tài nào toàn năng như ông. Không chỉ trên lĩnh vực hội họa mà cả trong điêu khắc, sinh học, hóa học, vật lý, cơ khí, chế tạo...ông vẫn là thiên tài trong những lĩnh vực ấy.
Cuộc đời ông đã để lại cho đời sau 3 tác phẩm mãi mãi trở thành bất tử.
Trong đó nổi tiếng nhất là bức tranh Mona Lisa mà chúng ta đang chiêm ngưỡng dưới đây.




Ngày còn bé, khi lần đầu tiên được nhìn thấy bức hình này, tôi đã thoáng một chút ngỡ ngàng. Tự hỏi "Cô gái trong bức tranh này đang cười cái gì vậy nhỉ?".
Sau này lớn lên mới hiểu một điều, bức tranh ấy, nụ cười ấy là nụ cười huyền thoại đã làm tốn biết bao giấy mực của các nhà phê bình.
Dưới đây là những gì sưu tầm được


Bí ẩn nụ cười Mona Lisa
Bức tranh nàng Mona Lisa của Leonardo da Vinci đã tạo cảm hứng cho rất nhiều nhà phân tích, từ nghệ thuật tới khoa học, từ phân tích quang học tới phân tích tâm lý học, hình thành hình ảnh "nụ cười Mona Lisa" trong văn học, đại diện cho một cái gì đó rất bí ẩn.

Khuôn mặt nàng Mona Lisa trong tranh khiến người ta không thể đoán định rằng nàng có đang cười hay không. Nhìn riêng đôi mắt, bạn sẽ thấy ánh lên rất nhiều ý vui, ý lạc quan, yêu đời. Nhưng nhìn thấp xuống khoé miệng, đôi môi, ta lại thấy nàng nghiêm nghị đến kỳ lạ. Trong cái miệng đó, ta lại thấy rõ sự hồi hộp, lo lắng trong cái nhếch mép cười. Bộ mặt Mona vừa cười, vừa nghiêm nghị đã trở thành đề tài bàn cãi trong rất nhiều các cuộc khẩu chiến và bút chiến.

Nhà sinh học thần kinh Margaret Livingstone của Đại học Harvard (Hoa Kỳ) cho rằng đó là do bản thân cảm xúc thị giác người xem: "Mỗi khi nhìn, bạn nhìn những chấm riêng rẽ, nhưng thị giác ngoại biên thì tập hợp chúng lại với nhau và trộn lẫn màu sắc, vì thế bạn chuyển động mắt chung quanh và tạo nên những thay đổi trong khi nhìn".

Christopher Tyler và Leonid Kontsevich của Viện nghiên cứu mắt Smith-Kettlewell ở San Francisco (Hoa Kỳ) đã điều chỉnh một bức ảnh kỹ thuật số được chụp lại từ bức tranh này, bằng cách bổ sung vào đó các nhiễu loạn thị giác – giống như những vết nhiễu trên một kênh tivi kém. Sau đó, họ yêu cầu 12 người quan sát đánh giá cảm xúc của nhân vật trên tranh, phân theo 4 bậc, từ buồn rầu tới hạnh phúc. Kết luận: hệ thống thị giác của chúng ta bị nhiễu bởi nhiều nguồn, như: số lượng photon ít nhiều đập vào các tế bào cảm nhận ánh sáng trong mắt, hoạt động sai lệch ngẫu nhiên của các sắc tố hấp thụ photon, và sự loé sáng ngẫu nhiên của các nơron có nhiệm vụ mang tín hiệu thị giác tới não.

Đằng sau nụ cười Mona Lisa
Ý nghĩa đích thực đằng sau nụ cười bí ẩn của nàng Mona Lisa đã ám ảnh những người yêu nghệ thuật trong nhiều năm nay, nhưng giờ các nhà khoa học tin rằng họ đã có lời giải đáp.

Bằng một chương trình máy tính được thiết kế để nhận diện cảm xúc khuôn mặt, họ đã tìm thấy người đẹp của danh hoạ Leonardo da Vinci có 83% hạnh phúc, 9% khinh bỉ, 6% sợ hãi và 2% giận dữ.

Nghiên cứu do giáo sư Nicu Sebe tại Đại học Amsterdam, Hà Lan, thực hiện nhờ vào một phần mềm theo dõi khuôn mặt do giáo Tom Huang tại Đại học Illinois, Mỹ, phát triển.

Bằng cách so sánh bức hình với những đặc điểm chủ chốt trên khuôn mặt, như độ cong của làn môi, nếp nhăn trên khoé mắt, chương trình có thể tìm ra chỉ số cho 6 cảm xúc cơ bản của con người: hạnh phúc, ngạc nhiên, giận dữ, khinh bỉ, sợ hãi và buồn rầu.

Theo các nhà khoa học, công nghệ có thể được sử dụng để tạo ra những máy tính phản ứng với tâm trạng của người sử dụng.

Đã có rất nhiều giả thuyết về danh tính của người đàn bà đẹp và nụ cười của nàng. Có người cho rằng Mona Lisa đang mang thai vào thời điểm đó, hay thực ra đó là hình ảnh người tình đồng tính của hoạ sĩ, hay bức chân dung tự hoạ biến tấu.

Giáo sư Donald Sassoon, tại Đại học London nhận định: "Một trong những điều quan trọng nhất về bức hoạ là Leonardo đã sử dụng một kỹ thuật gọi là sfumato - nghĩa là mờ sương khói".

Khi được hỏi vì sao Mona Lisa lại cười, ông đáp: "Làm sao mà biết được vì sao người ta lại cười trong bức hình. Vào thế kỷ 15, răng của mọi người rất xấu nên họ sẽ không muốn khoe ra".

P/S: Trong tác phẩm "Mật mã Da Vinci", một trong những tác phẩm hay nhất mà tôi đã từng được đọc. Cũng có một cách lý giải rất hay. Đây là người đàn bà đồng tính và bản thân Da Vinci cũng là một người đồng tính.

2. Bức tranh trên vòm nhà nguyện Sistine, tại Vatican.

Bức tranh thứ hai xin được giới thiệu đó là bức họa "trên vòm nhà nguyện Sistine, tại Vatican." của Michelangelo, kiến trúc sư thiên tài mà tên tuổi của ông chỉ đứng sau Leonardo Da Vinci vào thời kỳ phục hưng.


Đây là tác phẩm để đời và mãi mãi bất hủ của người họa sĩ thiên tài, tác giả của bức tượng David-bức tượng được xem là đẹp nhất mọi thời đại
Là bức tranh trần hoành tráng nhất mà ông đã vẽ trong tư thế treo ngược người trong hơn một thập niên. Tất cả những bức tranh con trong chùm tranh này đều lấy từ những điển tích Chúa Sáng Tạo Thế Giới của Kinh Thánh.
Khi Michelangielo được chính đức Giáo Hoàng Julius II vời lại Rome vào năm 1505 để thực hiện 2 tác phẩm, một trong 2 tác phẩm đó là bức tranh vòm đã nói phía trên, ông thấy đây quả thật là một công việc khó khăn và nguy hiểm. Ông phải làm việc ở một độ cao, treo mình trên những bậc giàn giáo và ông đã vẽ trong tư thế đó suốt từ năm 1508 đến năm 1512 để tạo ra một vài bức hoạ đẹp nhất mọi thời đại. Trên khung vòm tại nhà nguyện này ông tạo ra một hệ thống trang trí vô cùng phức tạp bao gồm 9 cảnh lấy từ Cuốn Chúa sáng tạo ra thế giới ( Kinh Cựu Ước ), mà bắt đầu bằng cảnh Chúa phân biệt giữa Ánh Sáng và Bóng Đêm, cảnh tạo ra Adam, cảnh tạo ra Eve, sự quyến rũ và sa ngã của Adam và Eve và trận đại hồng thuỷ. Những bức hoạ này được đặt tại vị trí trung tâm, được bao quanh bởi các hình ảnh về những vị tiên tri, những bà đồng cốt, bệ đá đăng quang, bởi những hình tượng lấy trong Cựu ước, và những hình ảnh về Tổ tiên của Chúa.
Để chuẩn bị cho tác phẩm đồ sộ này, ông đã phải nghiên cứu,lập hàng loạt phác thảo, tạo ra các hình tượng hạt nhân cho mỗi mẫu nhân vật. Chính đó đã thể hiện khả năng vô nhị của ông trong việc nghiên cứu về giải phẫu học cơ thể con người, nghiên cứu các chuyển động của con người, nghiên cứu các hình ảnh huyền bí trong tôn giáo vô cùng kỹ lưỡng. Do vậy ông đã làm thay đổi về phong cách hội hoạ Phương Tây một cách mạnh mẽ.

3.Trường học Aten

Trường học Aten của Raphael không phải là tác phẩm nổi tiếng nhất,nhưng tôi xếp nó vào vị trí thứ 3, đơn giản vì đây là một trong những bức họa tôi yêu nhất. Sự hội tụ của những thiên tài vào một bức họa. Sự phục hưng của một thời đại văn minh rực rỡ của nhân loại. Hy Lạp cổ đại.



Bức bích họa “Trường Athènes” của Raphael vẽ trang trí bức tường của Vatican vào năm 1510-1511.
Hiện diện trong bức hoạ là hầu hết những bộ óc vĩ đại của nền văn minh cổ Hy lạp. Thầy trò Platon - Aristote đi sóng đôi ở giữa, góc dưới bên trái là pythago, góc bên phải là nhà thiên văn học ptoléme, ngoài cùng bên trái Archimède trần truồng lao vào “-Tìm thấy rồi! Tìm thấy rồi!”, gần bên trái Socrates theo thói quen quen thuộc tụ tập đám thanh niên để 8 về vấn đề triết lý
Chưa hết, điều lý thú ở bức tranh là nó còn miêu tả cả những thiên tài của thời kỳ Phục hưng,
Như hình ảnh của Platon, Raphael đã lấy chính chân dung danh họa đương thời Leonardo Da Vinci để miêu tả. Chàng trai trẻ đang ngồi viết trên cái bàn ở giữa dưới bức tranh là nhà điêu khắc Michelangelo. Sau lưng Michelangelo thấp thoáng hình ảnh một cô gái bí ẩn - Monalisa người tình của Da vinci...... Còn nhiều người nữa mà ko biết là ai T_T
Trong tranh có rất nhiều tuyến nhiều nhóm nhân vật, có vẻ tĩnh lặng, nhưng qua các vẻ dáng cho thấy sự ngấm ngầm xung đột của các trào lưu tư tưởng đương thời

Tìm hiểu

CHUYỆN NÀNG MÃ CÁP 马哈 KHỎA THÂN TRONG CUNG ĐÌNH HUẾ

Quốc công Trình Thái Phó sấm truyền tin dê, trỏ ý chuyện Cao Hoàng Đế (chỉ Nguyễn Ánh) và Bá Đa Lộc, cầu viện người Phú Lãng Sa rồi bị cướp nước. Chuyện Phú Xuân, mảng bên tai vẫn như ngày hôm qua, kể đến khi Thế Tổ Gia Long ghét Anh yêu Pháp, Thánh Tổ Minh Mạng coi người Âu Châu là bọn man di, là quân xâm lược, Hiến Tổ Thiệu Trị, Dực Tông Tự Đức cự tuyệt mọi việc giao thiệp với các nước ngoài, trải qua năm đời Cung, Giản, Cảnh, kế đến Thành Thái yêu nước kháng Pháp, chủ trương cư Nho mộ Pháp, đọc Tân Thư chữ Hán Trung Quốc, Nhật Bản, cắt tóc ngắn, mặc tây phục, lái ca nô, xe hơi, làm quen với lối sống Châu Âu, cho hoàng phi cấm cung đi cùng xe, gần gũi dân chúng, đến đỗi nếu có ai lỡ quên nhìn mặt rồng cũng không bị coi là phạm tất, tính tình phong lưu thoáng đãng, bởi thế mới có câu ca dao:

    Kim Long có gái mỹ miều
    Trẫm thương, Trẫm nhớ, Trẫm liều, Trẫm đi.

Bấy giờ vua Thành Thái để ý có ông Lê Văn Miến tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Paris (Beaux - Arts de Paris) mới về nước, sai vẽ lại các loại súng Pháp, lại thường xuyên qua lại để trao đổi chuyện viết chữ chép tranh, thấy ông Miến có tranh của Ca Ma Lã 歌麿 (Utamaro), phần nhiều đều là chuyện khoả thân gợi dục, mới tỏ ý không bằng lòng, cho là việc dâm ô bệnh hoạn, bèn cho giam vào trong ngục một tuần, gọi là hình Thập Nhật, ông Miến xin miễn tội, lúc ấy thảo hẳn bản tấu rất dài, trong đó có câu: “Thân thể trần truồng của người đàn bà là tác phẩm tuyệt mỹ của tạo hóa, còn ý thức tà dâm về sự trần truồng ấy là sản phẩm của bản chất lưu manh”. Vua nghe xong cho là phải, tha về, từ ấy cũng không quá khắt khe với ông Miến nữa.

Sau chuyện này, người trong thành Phú Xuân còn kể ông Miến một lần ở Duyệt Thị Đường  dâng lên vua Thành Thái một bức tranh vẽ người đàn bà Tây Dương khỏa thân, gọi tên là Nàng Mã Cáp 马哈 do ông Phí Qua Nhã 弗戈雅 người Tây Ban Nha 西班牙 vẽ. Thành  Thái xem xong không nói gì, lấy bút phê vào chữ 活, ý tỏ là y như thật vậy.

Bức tranh nàng Mã Cáp khỏa thân trong cung đình Huế của ông Phí Qua Nhã đến thời Bảo Đại tự dưng mất, nghe đâu do bà Nam Phương Hoàng Hậu là người Công Giáo, muốn giữ lề thói nên ngầm sai người đem vứt xuống sông Hương. Sau có người sang Bảo tàng Prado (Museo del Prado) tại Madrid mới phát hiện ra bức tranh La maja desnuda (Nàng Maja khỏa thân), ý chừng giống hệt bức tranh nàng Mã Cáp, có điều khuôn mặt chẳng vui tươi như trước, mà phảng phất nét vong quốc hận, đau khổ hồ nghi.

* NÀNG TÂN MÃ CÁP 马哈
Danh họa Tây Ban Nha Fancisco José de Goya sau khi vẽ một nữ công tước trong bức họa nổi tiếng Nàng Maja khỏa thân khoảng năm 1797-1800, đã để lại ấn tượng lớn đối với những người yêu thích hội họa, nhưng lại bị Tòa án Giáo hội kết tội “Truyền bá văn hóa đồi trụy”, ông dõng dạc tuyên bố: “Thân thể trần truồng của phụ nữ là tác phẩm tuyệt vời của Tạo hóa. Ý thức dục vọng thấp hèn về sự trần truồng đó chỉ có trong đầu óc những kẻ tà dâm”.

Nhưng cuối cùng ông cũng phải vẽ lại một bức khác, choàng xiêm y cho bà công tước ấy. Vậy là bức tranh Maja thứ hai ra đời, có quần áo hẳn hoi.

Thời Thành Thái, có ông Lê Văn Miến tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Paris (Beaux - Arts de Paris) mới về nước, một lần ở Duyệt Thị Đường dâng lên bức tranh ấy, gọi là Nàng Mã Cáp 马哈 của ông Phí Qua Nhã 弗戈雅. Thành Thái xem xong không nói gì, lấy bút phê vào chữ 活, ý tỏ là y như thật vậy, rồi hỏi sao không mặc quần áo cho người phụ nữ ấy.

Ông Miến nghe xong, chiều ý Thành Thái, mới đem màu vẽ sửa lại thành bức tranh một ngưởi đàn bà trong bộ áo dài xứ Thuận Hóa.

Sau thời văn vật trở nên phóng khoáng, lại có người nhìn bức tranh, bảo người phụ nữ Tây Dương thân thể đẹp nhường kia, sao lại nỡ đem che phủ bởi cái thứ vải vóc tầm thường như thế, mới đem vẽ lại một bức tranh khác, phô bày da thịt vời vợi hẳn ra, ai nấy đều cho là đẹp, gọi là Nàng Tân Mã Cáp.

Kể từ ấy đã bao phen người ta đem nàng Mã Cáp ra hết mặc lại cởi như thế.

CÂU CHUYỆN VĂN CHƯƠNG

Nhà văn Ma Văn Kháng có một truyện ngắn viết về đường sắt, nhan đề “Tàu thông qua ga nhỏ”. “Thông qua” là từ thông dụng, nhưng cũng là từ nghề nghiệp, nó có hàm ý là bỏ qua, không đậu lại.

Bản thảo được đưa đánh máy. Bản in thứ hai được qua tay người soát theo quy trình đã định. Người soát này vốn kỹ tính, cho rằng trong hai từ “thông qua” là thừa chữ “thông”. Liền đề nghị với biên tập viên và biên tập viên hỏi lại tác giả, rồi sau khi được tác giả đồng ý, liền bớt từ “thông” nọ.

Do vậy, người soát chữ liền khoanh tròn chữ “thông” kéo một gạch ra bên lề, viết một chữ “bỏ” ngụ ý rằng: chữ này xóa đi, bỏ đi.

Không ngờ, người làm vi tính lại hiểu lầm. Lại tưởng rằng lấy chữ “bỏ” thay vào chữ “thông”. Thành ra khi in, truyện ngắn nhan đề “Tàu thông qua ga nhỏ” trở thành truyện có tên “Tàu bỏ qua ga nhỏ”.
- Nhầm lẫn thế này cũng có thể chấp nhận được! Có khi lại rõ nghĩa hơn cơ đấy.

Cứ tưởng nhà văn bực mình vì sự sai sót này, không ngờ ông lại chấp nhận vui vẻ. Tuy nhiên, ông cũng không quên kể lại vài trường hợp người soát bản in thử và làm vi tính lầm lẫn gây sai lạc… nguy hiểm. Ví dụ: Câu “Em buồn như một chiều quan tái” của nhà văn Hoàng Quốc Hải qua người đánh máy và người soát bài thành: “Em buồn như một chiếc quan tài”. Có trường hợp, chỉ sai một dấu giọng mà câu thơ đã lạc hẳn cả ý nghĩa, trở thành buồn cười như câu thơ của nhà thơ Xuân Miễn sau đây.

Nguyên văn câu thơ là: “Có lúc tương tư một tán đường” (tán = một đơn vị nhỏ chỉ bằng 1/8, 1/10 bao diêm) nhưng khi in lại trở thành: “Có lúc tương tư một tấn đường”. Có lẽ người soát bản in thử cho rằng nỗi nhớ thế mới có trọng lượng!

Thư giãn

(Nhân bài giảng của thầy Phan Công Khanh, môn Lý luận văn hóa)

Chuyện kể về một anh sinh viên người Hung sang Việt Nam làm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt. Cuối đợt nghiên cứu trường ÐHQG Hà Nội tổ chức một kì thi gọi là kiểm tra trình độ của từng nghiên cứu sinh. Ðề văn ra như sau:

"Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương".

Ðọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái trí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:
  • "Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão.
  • Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu:
    • "la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa.
    • "la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.
  • "Ðà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó.
  • "Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.|
  • "Thọ" : nhiều lần (lâu)
Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:

Trời nổi cơn bão lớn
Lao xuống tà vẹt đường
Vợ trời đánh một tiếng chuông
Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần