Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

CHÚC THI TỐT!

Chiều nay, 30-9, lớp C2 chúng ta sẽ thi môn đầu tiên, một môn rất xương xẩu là Kinh tế chính trị.
Chưa có kinh nghiệm thi cử ở trường này, mọi người chỉ biết động viên nhau là "Cố lên"!
Đúng là phải cố lên thôi các anh chị ơi!
Chiều nay là chiều thứ sáu rồi còn gì!

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Đề thi (tham khảo) môn Triết

A - PHẦN TRẮC NGHIỆM

 1/ Triết học là gì?
    a     Triết học là tri thức về tự nhiên và xã hội
    b     Triết học là tri thức về thế giới tự nhiên
    c     Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới và vị trí của con người trong thế giới
    d     Triết học là tri thức lý luận của con người về thế giới
 
2/ C.Mác chỉ ra đâu là hạt nhân hợp lý trong triết học của Hêghen
    a  Tư tưởng về vận động                                      b  Chủ nghĩa duy tâm
    c  Chủ nghĩa duy vật                                            d  Phép biện chứng như lý luận về sự phát triển
 
3/ Phoi-ơ-bắc là nhà triết học theo trường phái nào?
    a  Chủ nghĩa duy tâm chủ quan                                   b  Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
    c  Chủ nghĩa duy vật biện chứng                                 d  Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
 
4/ Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là sai?
    a     Chất là tính quy định vốn có của sự vật.
    b     Chất là tổng hợp hữu cơ các thuộc tính của sự vật nói lên sự vật là cái gì.
    c     Chất đồng nhất với thuộc tính.
 
5/ Nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật là nguyên lý nào?
    a     Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển.
    b     Nguyên lý về sự vận động và đứng im của các sự vật.
    c     Nguyên lý về tính liên tục và tính gián đoạn của thế giới vật chất.
    d     Nguyên lý về sự tồn tại khách quan của vật chất.
 
6/ Nhận thức lý tính được thực hiện dưới hình thức nào?
    a  Cảm giác, tri giác và biểu tượng                              b  Khái niệm, phán đoán, suy luận
    c  Tri giác, biểu tượng, khái niệm
 
7/ Theo quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, tiêu chuẩn của chân lý là gì?
    a  Đảm bảo không mâu thuẫn trong suy luận.          b  Thực tiễn.
    c  Được nhiều người thừa nhận.
 
8/ Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, những tính chất nào sau đây là tính chất của sự phát triển?
    a     Tính phổ biến.
    b     Tính khách quan.
    c     Tính chất đa dạng, phong phú trong nội dung và hình thức phát triển.
    d     Cả a, b và c.

 9/ Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng nguồn gốc tự nhiên của ý thức gồm những yếu tố nào?
    a  Lao động của con người.                                          b  Bộ óc con người.                                            
    c  Thế giới bên ngoài tác động vào bộ óc.                 d  Gồm cả a và b.

10/ Nguồn gốc xã hội của ý thức là yếu tố nào?
    a     Bộ óc con người.
    b     Sự tác động của thế giới bên ngoài vào bộ óc con người.
    c     Lao động và ngôn ngữ của con người.

11/  Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của ý thức?
    a     Ý thức là năng lực của mọi dạng vật chất.
    b     Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người.
    c     Ý thức là sự phản ánh sáng tạo hiện thực khách quan vào bộ óc con người.
    d     Ý thức là thực thể độc lập.

12/ Ba phát minh lớn nhất của khoa học tự nhiên làm cơ sở khoa học tự nhiên cho sự ra đời tư duy biện chứng duy vật đầu thế kỷ XIX là những phát minh nào?
    a     Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, 2) Học thuyết tế bào, 3) Học thuyết tiến hóa của Đácuyn.
    b     Thuyết mặt trời làm trung tâm vũ trụ của Côpécních, 2) Định luận bảo toàn khối lượng của Lômônôxốp, 3) Học thuyết tế bào.
    c     Phát hiện ra nguyên tử, 2)Phát hiện ra điện tử, 3)Định luận bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

 13/ Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức tác động đến đời sống hiện thực như thế nào?
    a     Ý thức tác động đến hiện thực thông qua hoạt động lý luận.
    b     Ý thức tự nó có thể làm thay đổi được hiện thực.
    c     Ý thức tác động đến hiện thực thông qua hoạt động thực tiễn.

14/ Khẳng định nào sau đây là sai?
    a     Triết học Mác là sự kết hợp phép biện chứng của Hêghen và chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc
    b     Triết học Mác kế thừa và cải tạo phép biện chứng của Hêghen trên cơ sở duy vật.
    c     Triết học Mác có sự thống nhất giữa phương pháp biện chứng và thế giới quan duy vật

15/ Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?
    a     Ý thức do vật chất quyết định, nhưng có tính độc lập tương đối và tác động đến vật chất thông qua hoạt động thực tiễn.
    b     Ý thức do vật chất quyết định.
    c     Ý thức tác động đến vật chất.

16/ Khẳng định nào sau đây là sai?
    a     Triết học Mác cho triết học là khoa học của mọi khoa học.
    b     Theo quan điểm của triết học Mác, triết học không thay thế được các khoa học cụ thể.
    c     Theo quan điểm của triết học Mác, sự phát triển của triết học quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của khoa học tự nhiên.

17/ Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng?
    a     Cái riêng và cái chung hoàn toàn tách rời nhau.
    b     Cái riêng không bao chứa cái chung nào.
    c     Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung.

18/ Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về phản ánh?
    a     Phản ánh không phải là cái vốn có của thế giới vật chất, chỉ là ý thức con người tưởng tượng ra.
    b     Phản ánh là thuộc tính của mọi dạng vật chất, là cái vốn có của mọi dạng vật chất.
    c     Phản ánh chỉ là đặc tính của một số vật thể.

19/ Đòi hỏi của quan điểm toàn diện như thế nào?
    a     Phải xem xét tất cả các mối liên hệ của sự vật.
    b     Phải xem xét tất cả các mối liên hệ đồng thời phân loại được vị trí, vai trò của các mối liên hệ.
    c     Chỉ xem xét một mối liên hệ.

20/ Luận điểm cho: “tồn tại tức là được cảm giác” là của ai và thuộc lập trường triết học nào?
    a     Của Arixtốt, thuộc lập trường chủ nghĩa duy vật.
    b     Của Bécơli, thuộc lập trường chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
    c     Của Hêghen, thuộc lập trường của chủ nghĩa duy tâm khách quan.
    d     Của Platôn, thuộc lập trường chủ nghĩa duy tâm khách quan.

 21/ Trong lĩnh vực nhận thức luận, Cantơ là nhà triết học theo khuynh hướng nào?
    a  Khả tri luận có tính chất duy tâm khách quan       b  Khả tri luận có tính chất duy vật
    c  Bất khả tri luận có tính chất duy tâm chủ quan

22/ Khi nói vật chất là cái được cảm giác của chúng ta chép lại, phản ánh lại, về mặt nhận thức luận V.I.Lênin muốn khẳng định điều gì?
    a     Cảm giác ý thức của chúng ta không thể phản ánh đúng thế giới vật chất.
    b     Cảm giác, ý thức phụ thuộc thụ động vào thế giới vật chất.
    c     Cảm giác, ý thức của chúng ta có khả năng phản ánh dúng thế giới khách quan.

23/ Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là sai?
    a     Phủ định của phủ định có tính khách quan và kế thừa.
    b     Phủ định của phủ định hoàn toàn lập lại cái ban đầu.
    c     Phủ định của phủ định là sự lặp lại cái ban đầu nhưng trên cơ sở mới cao hơn.

24/ Triết học Mác ra đời vào thời gian nào?
    a  Những năm 50 của thế kỷ XIX                                b  Những năm 40 của thế kỷ XIX
    c  Những năm 30 của thế kỷ XIX                                d  Những năm 20 của thế kỷ XIX

25/ Nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác là gì?
    a  Kinh tế chính trị cổ điển Anh                                    b  Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và Anh
    c  Triết học cổ điển Đức                                                d  Chủ nghĩa duy vật Khai sáng Pháp

26/ Trong mâu thuẫn biện chứng, các mặt đối lập quan hệ với nhau như thế nào?
    a  Vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.                b  Chỉ thống nhất với nhau.
    c  Chỉ có đấu tranh với nhau.

27/ Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ giữa các sự vật có tính chất gì?
    a     Tính ngẫu nhiên, chủ quan.
    b     Tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng.
    c     Tính khách quan, nhưng không có tính phổ biến và đa dạng.

28/ Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là luận điểm sai?
    a     Nguyên nhân xuất hiện trước kết quả.         b    Nguyên nhân là cái sản sinh ra kết quả.
    c     Mọi cái xuất hiện trước đều là nguyên nhân của cái xuất hiện sau.

29/  Quan điểm nào cho rằng mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới là biểu hiện của mối liên hệ giữa các ý niệm?
    a  Chủ nghĩa duy vật siêu hình.                                    b  Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
    c  Chủ nghĩa duy tâm khách quan.                             d  Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

30/ Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhận định nào sau đây là đúng?
    a     Cái xuất hiện trước đều là nguyên nhân của cái xuất hiện sau.
    b     Mọi sự kế tiếp nhau về mặt thời gian đều là quan hệ nhân quả.
    c     Nguyên nhân luôn luôn xuất hiện trước kết quả.

31/ Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: “Phát triển chỉ là những bước nhảy về chất, không có sự thay đổi về lượng”.
    a  Triết học duy vật siêu hình.                                       b  Triết học duy vật biện chứng.
    c  Triết học biện chứng duy tâm.

32/ Trường phái triết học nào cho rằng nhận thức là “sự hồi tưởng” của linh hồn về thế giới ý niệm?
    a  Chủ nghĩa duy vật biện chứng                                 b  Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
    c  Chủ nghĩa duy tâm khách quan                              d  Chủ nghĩa duy vật siêu hình

33/ Các hình thức nào dưới đây là hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật?
    a  Chủ nghĩa duy vật chất phác                                   b  Chủ nghĩa duy vật biện chứng
    c  Chủ nghĩa duy vật siêu hình                                     d  Cả a,b và c

34/ Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
    a     Chỉ có cái riêng tồn tại khách quan và thực sự
    b     Cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan và không tách rời nhau.
    c     Chỉ có cái chung tồn tại khách quan và vĩnh viễn.

35/ Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm sau đây đúng hay sai: “Muốn nhận thức được cái chung phải xuất phát từ cái riêng”?
    a  Sai                                                b  Không xác định                           c  Đúng

36/ Phái triết học nào cho rằng chỉ có cái chung tồn tại thực, còn cái riêng không tồn tại thực?
    a  Phái Duy danh                                                                                          b     Phái Ngụy biện         
     c Phái Duy thực.                                                                                           d     Phái Chiết trung
   
 37/ Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là sai?
    a  Chân lý có tính khách quan       b  Chân lý có tính cụ thể                c  Chân lý có tính tương đối
    d  Chân lý có tính trừu tượng

38/ Trường phái triết học nào cho rằng thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức?
    a  Chủ nghĩa duy vật biện chứng.                                b  Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
    c  Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

39/ Trong hoạt động thực tiễn sai lầm của trì trệ, bảo thủ là do không tôn trọng quy luật nào của phép biện chứng duy vật?
    a  Quy luật phủ định của phủ định.                              b  Quy luật mâu thuẫn.
    c  Quy luật lượng - chất.

40/ Hai mặt đối lập ràng buộc nhau, tạo tiền đề tồn tại cho nhau, triết học gọi là gì?
    a  Sự thống nhất của hai mặt đối lập.                         b  Sự chuyển hóa của hai mặt đối lập.
    c  Sự đấu tranh của hai mặt đối lập.

 
B – PHẦN TỰ LUẬN:
   
           Đồng chí hãy vận dụng lý luận về mâu thuẫn để chỉ ra và phân tích một số mâu thuẫn biện chứng đang tồn tại trong xã hội ta hiện nay và phương hướng giải quyết.

¤ Đáp án của đề thi:
    1[ 1]c...         2[ 1]d...         3[ 1]d...         4[ 1]c...         5[ 1]a...         6[ 1]b...         7[ 1]b...         8[ 1]d...
    9[ 1]d...       10[ 1]c...      11[ 1]c...      12[ 1]a...      13[ 1]c...      14[ 1]a...      15[ 1]a...      16[ 1]c...
   17[ 1]c...      18[ 1]b...      19[ 1]b...      20[ 1]b...      21[ 1]c...      22[ 1]c...      23[ 1]b...      24[ 1]b...
   25[ 1]c...      26[ 1]a...      27[ 1]b...      28[ 1]c...      29[ 1]c...      30[ 1]c...      31[ 1]a...      32[ 1]c...
   33[ 1]d...      34[ 1]b...      35[ 1]c...      36[ 1]c...      37[ 1]d...      38[ 1]a...      39[ 1]c...      40[ 1]a...